Cách thiết kế phòng máy lạnh
Nghe có vẻ đơn giản nhưng khi tiến hành thi công sẽ có một số điểm lưu ý nhất định. Nước nhiệt đới như Việt Nam, việc sở hữu những căn phòng máy lạnh để “chống chọi” lại mùa hè oi bức là điều cần thiết. Tuy nhiên, thiết bị này có một số đặc trưng nhất định chẳng như: lắp đặt cố định, liên kết với tổng thể với kiến trúc ngôi nhà và đồng bộ với hệ thống điện, thoát nước. Chính vì thế trong cách thiết kế phòng máy lạnh cần rất nhiều sự tính toán và khéo léo. Hoặc một căn nhà đã được xây dựng trước đây và bây giờ gia chủ muốn lắp đặt máy lạnh cũng là một trường hợp thường gặp trong các hộ gia đình. Hãy theo dõi thông tin dưới đây, bạn có ngay cho mình giải pháp thiết kế phòng máy lạnh.
Để thiết kế phòng máy lạnh bạn cần lựa chọn cũng như lưu ý một điểm sau
- Xác định vị trí lắp đặt máy lạnh
Ở mỗi căn phòng khác nhau thì vị trí lắp đặt cũng khác nhau. Đối với phòng khách, gia chủ không nên lắp đặt máy lạnh ở phía trên sofa hoặc bộ ghế. Vì nếu như thế sẽ tạo ra cảm giác nóng cho người ngồi phía dưới. Hoặc cũng không nên lắp đặt máy lạnh ở phía đối diện cửa ra vào trường hợp này sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của máy do sự sốc nhiệt mỗi khi mở và đóng cửa.
Cách tốt nhất gia chủ nên lựa chọn vị trí cao trong phòng cách nền nhà từ 2,8 đến 3 mét và cách trần ít nhất 30 cm. Đối với nhà đã mới, lỗ đặt sẵn nên có đường kính 50 mm và hướng dốc ra ngoài nhằm tránh trường hợp nước mưa dốc ngược vào trong. Dây điện chờ bên cạnh để thuận tiện trong việc lắp đặt cũng như thẩm mỹ hơn cho căn phòng.
Trường hợp nếu nhà lợp ngói, nên trang bị thêm hệ thống ốp trần hoặc căng bạt che trần để tạo thành không gian kín, hạn chế tối đa việc không khí lạnh thất thoát ra ngoài làm hao điện và giảm tuổi thọ của thiết bị. Còn đối với phòng trọ có hoặc không có gác, hãy chú ý vị trí lắp sao cho hơi mát có thể lan ra toàn phòng. Và nên bố trí thêm một quạt đảo để đảo được không khí tốt hơn.
Nếu như phòng quá kín, gia chủ cần phải dùng thêm quạt thông gió để không khí được lưu thông tốt hơn, tránh được trường hợp quá ngộp cho không gian. Nên tranh thủ mở cửa sổ khi không sử dụng thiết bị để không khí được lưu thông và căn phòng thông thoáng hơn.
- Vị trí lắp cục nóng và đi đường ống nước
Lắp cục nóng của máy lạnh
Đây cũng sẽ là một vấn đề lớn liên quan đến thiết kế nội thất và nếu tính toán từ trước khi xây nhà, gia chủ sẽ không phải rơi vào thế bị động và tìm phương án giải quyết. Dàn máy nóng cần đặt ngoài trời nên ở vị trí thoáng mát, tránh nơi kín gió và không nên hướng thẳng vào nhà đối diện.
Nếu không tìm được vị trí thoáng mát có thể thiết kế mái che cho phần này nhưng cũng không nên che đậy quá kín vì sẽ ảnh hưởng đến quá trình tản nhiệt dễ làm hỏng máy. Theo kinh nghiệm từ người Nhật, nên sử dụng tấm bạc chống nhiệt, biện pháp này có thể giúp gia chủ tiết kiệm 5 – 10%, trong tình trạng giá điện tăng vượt trội thì đây là ý tưởng không tồi.
-
Hướng đi đường ống nước
Nước là sản phẩm của quá trình ngưng tụ và hóa lỏng trong quá trình làm lạnh không khí. Đây là phần mọi người hay bỏ quên, tuy nhiên nếu không tính toán trước sẽ gây khó khăn vì không biết phải tính toán như thế nào cho phòng kín. Nếu có sự chuẩn bị từ trước phần ống thoát nước này sẽ được đi ngầm. Trong một số trường hợp bất đắc dĩ thường gặp nhất là những ngôi nhà đã được xây dựng từ trước thì đường ống bắt buộc phải đi nổi và trông sẽ không được đẹp cho không gian. Và phải chú ý tránh đi đường ống ngang, nên đặt chúng cao thấp.
Trên đây là cách thiết kế phòng máy lạnh, chúng tôi hy vọng rằng với những thông tin vừa nêu sẽ giúp ích cho bạn trong việc thực hiện thi công.