Tân cổ điển là gì?
“Tân cổ điển là một phong cách nghệ thuật làm sống lại các hình thức, họa tiết, thẩm mỹ của Hy Lạp và La Mã”
Tân cổ điển được coi là sự tái sinh của phong cách Cổ điển trong nghệ thuật và kiến trúc. Từ ‘Neo’ có nghĩa là ‘hiện đại’ hoặc là ‘mới’. Và từ gốc ‘cổ điển’ đại diện cho phong cách Hy Lạp và La Mã cổ đại.
Phong cách Tân cổ điển (Neo Classic) là tên được đặt cho phong cách liên quan đến việc tái sử dụng các kỹ thuật Cổ điển của Hy Lạp và La Mã cổ đại trong kiến trúc, nội thất, hội họa, điêu khắc, sân khấu, âm nhạc, v.v…
Phong cách này được công nhận là đẹp và hoành tráng, nhưng cũng không hề đơn giản.
Lịch sử phong cách tân cổ điển
Chủ nghĩa tân cổ điển phát triển ở châu Âu khoảng thế kỷ 18 với những đặc điểm trang trí xa hoa của nghệ thuật Baroque và Rococo. Loại hình nghệ thuật này bắt đầu thịnh hành ở châu Âu, đặc biệt là ở Rome thế kỷ 18.
Các nghệ sĩ đã lấy cảm hứng từ phong cách nghệ thuật Hy Lạp và La Mã cổ đại, còn được gọi là nghệ thuật ‘Cổ điển’, và bắt đầu pha trộn các kỹ thuật Cổ điển với các kỹ thuật phổ biến của thời Phục hưng, tạo ra một loại hình nghệ thuật mới và thú vị: Chủ nghĩa tân cổ điển.
Đặc điểm của nghệ thuật tân cổ điển
Đặc điểm của Tân cổ điển là sự pha trộn giữa các đặc điểm nghệ thuật Hy Lạp – La Mã và các kỹ thuật được sử dụng trong nghệ thuật Châu Âu trong thời kỳ Phục hưng. Phong cách này coi nghệ thuật là sự phản ánh thế giới tự nhiên và đề cao khoa học, tính đối xứng và toán học.
So với phong cách Rococo trước đó, Tân cổ điển đơn giản và được lên kế hoạch cẩn thận, gần như mang tính phân tích. Một số đặc điểm chung được thấy trong tất cả nghệ thuật Tân cổ điển bao gồm:
• Đối xứng
• Sự tiết giản của đường nét, hình thức và màu sắc
• Cân bằng của các đường thẳng và hình học
• Sử dụng khoa học, toán học và luật tự nhiên
• Cái nhìn về thế giới xung quanh
Kiến trúc tân cổ điển
Kiến trúc tân cổ điển bao gồm các cột, mặt tiền và hình dạng gợi lên các tòa nhà cổ điển nổi tiếng như Parthenon và Đấu trường La Mã. Phong cách kiến trúc tân cổ điển được biết đến với quy mô lớn và hình học được liên kết hoàn hảo.
Cảm hứng của kiến trúc tân cổ điển là phong cách kiến trúc cổ điển Hy Lạp và La Mã cổ đại. Cột cao, đối xứng, trang trí tiết giản chi tiết, cửa sổ cách đều nhau, sử dụng đá hoặc gạch và ngoại thất màu trắng là nguồn cảm hứng của phong cách kiến trúc tân cổ điển.
Những ví dụ về kiến trúc tân cổ điển có thể được nhìn thấy trên toàn thế giới. Một số tòa nhà nổi tiếng bao gồm Cung điện Buckingham ở Anh, Le Petit Trianon và Opera Nouvel ở Pháp, tòa nhà Liên bang ở Washington DC…
Nội thất tân cổ điển
Đồ nội thất tân cổ điển, về hình thức và cách trang trí được lấy cảm hứng từ các yếu tố cổ điển từ Hy Lạp và La Mã cổ đại và thường được gọi là phong cách Louis XVI.
- Bố cục đồ nội thất Tân Cổ Điển dựa trên các hình dạng hình học cơ bản có nhiều đường thẳng và bố cục hoàn toàn đối xứng.
- Chân bàn, ghế thẳng, tròn hoặc hình chữ nhật, và thường có nhiều rãnh, tương tự như các thức cột cổ điển Hy Lạp và La Mã cổ đại.
- Các đồ nội thất thường lớn và được lượt bỏ bớt các chi tiết trang trí.
- Gỗ sồi và óc chó là những loại gỗ phổ biến để làm đồ nội thất.
- Đồ gỗ được khảm chạm với các lớp hoàn thiện rất đa dạng, bao gồm sơn, dát vàng, sơn mài…
- Đá được sử dụng cho các mặt bàn, đặc biệt là đá Ý.
- Đối với vải bọc hoàn thiện (ghế, sofa, giường…), satin thường được sử dụng và đôi khi được kết hợp với lụa. Các họa tiết hoa lá, con người và phong cảnh.
Tân cổ điển Mỹ
Chủ nghĩa tân cổ điển lần đầu tiên xuất hiện ở Hoa Kỳ vào khoảng năm 1776. Kiến trúc tân cổ điển ở Mỹ rất dễ nhận thấy, vì mọi thành phố lớn ở Mỹ đều có những tòa nhà nổi bật thể hiện rõ các yếu tố của phong cách đặc trưng này. Trong đó, nổi tiếng nhất là các tòa nhà của chính phủ và liên bang.
Nhà Trắng là một ví dụ điển hình và nổi tiếng nhất của phong cách tân cổ điển thể hiện các đặc điểm của sự đối xứng, các cột và mái nhà. Các mặt hình chữ nhật đơn giản với mặt tiền hình tam giác trên các cột, các cửa sổ có cửa chớp chạm khắc, được sắp xếp theo bốn nhóm ở mỗi bên của lối vào trung tâm.
Tân cổ điển Pháp
Tân cổ điển phổ biến ở Pháp từ giữa thế kỷ 18 đến giữa thế kỷ 19. Có hai thời kỳ chính trong kiến trúc Tân cổ điển Pháp. Đầu tiên là của giữa đến cuối thế kỷ 18, được gọi là phong cách Louis XVI. Vì dưới thời Louis XVI, chủ nghĩa tân cổ điển ở Pháp thực sự phát triển. Kiến trúc tân cổ điển của thời gian này đã kết nối Pháp với các xu hướng lớn trên khắp châu Âu, thể hiện sự thịnh vượng và tinh tế.
Ở mỗi quốc gia nơi chủ nghĩa tân cổ điển xuất hiện,đều có một chút khác biệt. Tân cổ điển Pháp đặc biệt phức tạp, đại diện cho hai thời đại rất khác nhau:
- Phong cách Louis XVI của thế kỷ 18 là phong trào tân cổ điển đầu tiên ở Pháp. Đại diện là các kiến trúc sư như Jacques-Germain Soufflot và Claude Nicolas -Người đã xây dựng các công trình kiến trúc lớn theo mô hình La Mã. Chủ nghĩa tân cổ điển trong thời đại này đại diện cho tầng lớp quý tộc.
- Phong cách Empire (đế chế) dười thời Napoleon.
Tân cổ điển Anh
Tân cổ điển ảnh hưởng sâu rộng đến kiến trúc ở Pháp, Ý, Đức, Mỹ và cả nước Anh. Tuy nhiên, Chủ nghĩa tân cổ điển thực sự trông hơi khác ở Anh so với những nơi khác trên thế giới.
Ở Anh, kiến trúc Tân cổ điển không được định nghĩa một cách cứng nhắc, vì nó là phản ứng của chủ nghĩa Tân Palladi (phong cách Phục hưng của Andrea Palladio – hướng đến sự cổ kính thay vì thời Phục hưng)
Điều gì định nghĩa phong cách tân cổ điển?
Chủ nghĩa tân cổ điển được xác định bởi phong trào triết học của thế kỷ 18, được biết đến với cách tiếp cận phân tích tự nhiên và con người. Chủ nghĩa tân cổ điển nhìn lại thế giới cổ đại và biến cuộc sống, nghệ thuật Hy Lạp-La Mã thành một loại hình nghệ thuật mới gọi là nghệ thuật Tân cổ điển.
Lời kết
Mặc dù không ai được ghi nhận là người sáng tạo ra Chủ nghĩa Tân cổ điển, nhưng Rome được coi là nơi khởi nguồn của nó (thế kỷ 18). Đặc điểm nổi bật của tân cổ điển là tính đối xứng hình học, phản ánh lịch sử và lược giản bớt chi tiết. Tư tưởng tân cổ điển trùng hợp với quá trình tư tưởng khoa học, gắn liền với văn hóa Hy Lạp và La Mã cổ đại.