Ngày nay, Vintage không còn là thuật ngữ chỉ giới hạn cho thời trang. Mà nó có thể sử dụng rộng rãi cho nhiều vật dụng khác như đồ nội thất, trang sức, phương tiện đi lại…
Trong một vài năm trở lại đây, phong cách thiết kế Vintage ngày càng được ưa chuộng. Và ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực. Phong cách này có ảnh hưởng mạnh mẽ đến lĩnh vực thời trang, nhiếp ảnh, thiết kế đồ họa… Không nằm ngoài xu hướng đó, phong cách Vintage trong thiết kế nội thất cũng có sự phát triển mạnh mẽ.
Phong cách Vintage trong lĩnh vực nội thất
Vintage là gì?
Vintage là thuật ngữ có nguồn gốc từ tiếng Pháp “vendage”. Có nghĩa là rượu hoặc dầu. Về lâu dần, nó là từ dùng để gọi những chiếc xe đã qua sử dụng, có tuổi đời ít nhất là 50 năm. Sau này, Vintage được nhiều người sử dụng để ám chỉ những trang phục second-hand có từ thời kì trước.
Phong cách Vintage?
Vintage được hình thành từ giữa thế kỷ 20. Là sự pha trộn hài hòa giữa phong cách cổ điển với yếu tố hiện đại. Phong cách này được mặc định là một từ mang ý nghĩa cũ và cổ. Chúng được dùng nhiều trong lĩnh vưc thời trang, nhiếp ảnh, đồ họa. Có thể nói đây là phong cách của kỉ niệm và mang dậm dấu ấn của thời gian.
Vintage trong thiết kế nội thất
Trong một vài năm trở lại đây, xu hướng thiết kế nội thất nhà ở theo phong cách Vintage được ưa chuộng. Và sử dụng khá nhiều. Một không gian nội thất nhuốm màu Vintage là không gian có sự pha trộn giữa những thiết bị hiện đại như đèn trang trí, máy tính, đồ gia dụng. Kết hợp với những vật dụng cũ kỹ có tuổi đời hơn chục năm. Như là những chiếc bàn, ghế đã tróc sơn, những chùm đèn cổ hoặc thậm chí là những chiếc máy may thời xưa.
Sự hòa trộn của những yếu tố đó tạo cho không gian nội thất một sự hoài cổ, độc đáo. Nhưng vẫn mang lại sự sang trọng, tinh tế và lãng mạn.
Đặc điểm của phong cách Vintage trong thiết kế nội thất
Nội thất Vintage ngày càng nhận được sự quan tâm và ưa thích từ phía khách hàng. Bởi sự mới mẽ và độc đáo của nó. Nếu vẫn còn chưa hình dung được thế nào là phong cách nội thất Vintage. Thì hãy cùng chúng tôi điểm qua những đặc điểm của phong cách nội thất này ngay sau đây.
Màu sắc
Màu sắc được sử dụng trong phong cách này thường là những gam màu nhẹ nhàng, thanh lịch. Như màu trắng, kem, xanh nhạt… Đây là các màu đóng vai trò làm nền khi trang trí không gian nhà với phong cách Vintage.
Tuy nhiên, theo một vài nghiên cứu của các nhà thiết kế nội thất thì phong cách Vintage thường được chia thành hai trường phái màu sắc rất khác nhau:
- Phong cách Mid Century Modern. Đây là phong cách thinh hành từ những năm 30 đến 60 của thế kỉ 20. Màu sắc của phong cách này thường nghiêng về những màu sắc có tone trầm ấm, ấn tượng. Như vàng nghệ, xanh ngọc, xanh dương, cam đất…
- Phong cách Art Deco Vintage: được sử dụng trong những năm 1920 đến 1940. Đây là phong cách màu sắc thường thấy trong thiết kế nội thất Vintage ngày nay, màu sắc thường là những màu sắc trung tính, có tone sáng mang đến sự thanh thoát cho không gian.
Tóm lại, đặc điểm của màu sắc theo phong cách Vintage để mang hơi hướng hoài cổ nhưng vẫn không bị gò và giới hạn như những phong cách nội thất khác.
Chất liệu
Gỗ thường được sử dụng như một vật liệu chính trong không gian nội thất Vintage. Màu sắc trầm ấm của vật liệu này tạo sự trang nhã, cổ kính cho không gian nội thất của ngôi nhà, là nền tảng để phong cách Vintage được tạo dựng hoàn hảo nhất.
Các chất liệu như ren, cotton hoặc vải voan cũng là yếu tố không thể thiếu của phong cách thiết kế này. Bạn có thể tạo điểm nhấn cho ngôi nhà bằng cách sử dụng vải in hoa hoặc ren cách điệu để làm rèm cửa sổ, khăn trải bàn.
Kiểu dáng
Kiểu dáng của đồ trang trí chính là yếu tố có thể dễ dàng nhận biết nhất của không gian nội thất mang phong cách Vintage. Đồ đạc được sử dụng trong không gian này đều mang đậm dấu ấn của thời gian.
Những bộ sofa cũ đã ngả màu thời gian, những chiếc đồng hồ cũ, đèn chùm cầu kỳ hay thậm chí là những mảng tường bong tróc… đều là những vật dụng mang phong cách Vintage. Những thứ này đều toát lên được nét rêu phong của thời gian nhưng vẫn có tính thẩm mỹ cao.
Nếu đồ nội thất Vintage mang trong mình sự mềm mại và thanh thoát thì các vật trang trí của phong cách này lại khá cầu kỳ, chú trọng đến từng chi tiết nhỏ. Điều này mang đến cho không gian nội thất nhà bạn một sự hiện đại những vẫn có tính hoài niệm.
Décor, trang trí
Giấy dán tường là yếu tố không thể thiếu trong phong cách thiết kế nội thất Vintage. Gam màu pastel nhẹ nhàng như hồng nhạt, kem, be, vàng mỡ gà…. cùng với họa tiết dập nổi là hình ảnh thường thấy trong nhà ở phong cách Vintage hiện nay.
Những đồ vật trang trí như tranh treo tường, lọ hoa, đèn trang trí… cũng góp phần mang đến sự hoài cổ cho không gian nhà ở mang phong cách Vintage. Những đồ vật này sẽ trông khá cũ kỹ nhưng lại toát lên vẻ đẹp xưa cũ theo thời gian.
Những mẫu thiết kế nội thất Vintage đẹp
Phân biệt phong cách Vintage và phong cách Retro
Thời gian gần đây trong nội thất xuất hiện một trào lưu mới, đó là phong cách nội thất Retro. Thoạt nhìn có vẻ rất giống phong cách Vintage. Tuy nhiên, đây là 2 phong cách riêng biệt.
Một số đặc trưng của nội thất Retro có thể phân biệt như sau:
- Retro có sự hòa quyện của dấu ấn thời gian và phong cách hiện đại chứ không thiêng về quá khứ như Vintage. Cụ thể hơn, nội thất Retro là sự cách tân mạnh mẽ trên nền của cổ điển.
- Kiểu dáng nội thất Retro mềm mại, thanh thoát và rất đơn giản, không cầu kì.
- Phong cách Retro chuộng màu trắng và màu Pastel. Trong khi Vintage có vẻ trung lập hơn, ấm áp hơn.
- Thậm chí, Retro còn sử dụng những tông màu đối lập, có một chút nổi loạn trong nội thất.
- Những gam màu phổ biến trong nội thất phong cách Retro là : xanh lam, nâu đỏ, cam ngọt, xanh non vàng đậm
- Ngôi nhà mang phong cách retro còn sử dụng nhiều chất liệu ren, voan hay cotton cho đồ nột thất.
- Tranh treo trong nhà cho gia chủ yêu thích style Retro cũng là những bức tranh đơn nghĩa. Không trừu tượng. Và khung treo cũng tối giản đến mức có thể. Sự rườm rà là điều tối kỵ của Retro.
Retro có màu sắc ấm cúng
Nội thất phong cách Vintage và cả Retro cũng đang dần trở nên thịnh hành. Rất nhiều gia chủ mong muốn sở hữu không gian sống có một chút hơi thở của thời gian. Sự hoài cổ sẽ mang đến cảm giác bình yên và thư thái nhất.Dù bạn chọn Vintage hay Retro.